,

Chuyển đổi số

Hội thảo "ChatGPT với báo chí truyền thông - cơ hội thách thức"

- Chiều 1-3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Báo Tuyên Quang phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội thảo về chủ đề “Chat GPT với báo chí truyền thông - cơ hội và thách thức”.

Các đại biểu nghe tham luận của các chuyên gia

Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Trương Văn Chuyển, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Cần Thơ, Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Cần Thơ; PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ, Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam; Thạc sỹ Mai Đức Thông, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh. 

Đồng chí Mai Đức Thông, Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh phát biểu tại Hội thảo.

Dự hội thảo có các diễn giả: PGS,TS Nguyễn Ngọc Oanh, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; TS Trần Quang Diệu, Phó Giám đốc điều hành, Trung tâm Truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; TS Khổng Quốc Minh, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ; Thạc sỹ Vũ Thế Cường, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; nhà báo Ngô Trần Thịnh, phụ trách nội dung Kinh tế - Công nghệ - Trung tâm tin tức Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.

Các đồng chí chủ trì Hội thảo.

Tham dự hội thảo có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương, các chuyên gia đầu ngành về công nghệ thông tin, báo chí - truyền thông của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Tin tức Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh…

Tại hội thảo, các diễn giả là nhà báo, nhà quản lý báo chí, nhà nghiên cứu báo chí truyền thông, các chuyên gia công nghệ thông tin đã phát biểu tham luận, trong đó tập trung vào các nội dung: “Chat GPT và ứng dụng AI trong báo chí truyền thông- từ khía cạnh bản quyền và sở hữu trí tuệ”, “ChatGPT với báo chí truyền thông - từ góc nhìn công nghệ và an ninh truyền thông”, “Sự phát triển của công nghệ truyền thông và những cơ hội, thách thức đối với nghề báo”, “ChatGPT và Nhà báo - sử dụng trong sự cẩn trọng", "Báo cáo và chia sẻ kết quả thử nghiệm ứng dụng ChatGPT ở Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh”.

Phát biểu tham luận tại Hội thảo của các chuyên gia.

TS Trần Quang Diệu, Phó Giám đốc Điều hành Trung tâm truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tham luận.

Thạc sỹ Vũ Thế Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tham luận về ChatGTP.

TS Khổng Quốc Minh, Cục Sở hữu trí tuệ-Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tham luận tại Hội thảo.

Các tham luận đã khái quát ChatGPT giúp nhà báo tóm tắt thông tin một cách nhanh chóng nhất bởi khả năng diễn giải ngôn ngữ một cách tự nhiên, nên ChatGPT không chỉ dừng lại trong việc hỗ trợ nhà báo tìm kiếm và tổng hợp thông tin mà còn hỗ trợ ở cấp độ cao hơn là hoàn thiện một tin hoặc thậm chí một bài viết, tác phẩm báo chí một cách nhanh chóng nhất; Chat GPT có thể hỗ trợ tạo câu hỏi và câu trả lời, có thể đề xuất tiêu đề cho bài báo...

PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh, Trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền trao đổi tại Hội thảo.

Tuy nhiên, dù là công cụ hữu dụng, ChatGPT vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế mà nhà báo cần cẩn trọng trong quá trình sử dụng như: Nhà báo đối diện với nguy cơ lộ đề tài, ý tưởng khi dùng ChatGPT, câu trả lời không được đầy đủ, chính xác, sai lệch...

Nhà báo Ngô Trần Thịnh, Trung tâm tin tức Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trả lời câu hỏi của các nhà báo.

Tại hội thảo, các nhà báo và đại biểu dự hội thảo cùng chia sẻ những vấn đề xung quanh việc sử dụng ChatGPT vào công việc làm báo như: Cách sử dụng ChatGPT để tạo ra nội dung truyền thông tự động, việc tăng tương tác với công chúng báo chí thông qua ChatGPT và cách tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn; những vấn đề liên quan đến độ tin cậy của ChatGPT và tác động của việc sử dụng Chat GPT đến quyền riêng tư của người dùng, cách tăng cường khả năng cạnh tranh của các nhà báo trong bối cảnh có ChatGPT, những lưu ý đối với biên tập viên khi biên tập tác phẩm báo chí trong bối cảnh ứng dụng ChatGPT... 

Các đại biểu xem Báo Tuyên Quang, trao đổi về chuyên đề ChatGPT.

Phóng viên Báo Tuyên Quang Online phỏng vấn đồng chí Trương Văn Chuyển, Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam,Tổng Biên tập Báo, Chủ tịch Hội Nhà báo Cần Thơ tại buổi Hội thảo.

Kết thúc hội thảo, nhà báo Trương Văn Chuyển khẳng định, cuộc Hội thảo ChatGPT với báo chí truyền thông - cơ hội thách thức đã thành công tốt đẹp. Với tinh thần, trách nhiệm cao và hết sức tâm huyết, tại cuộc hội thảo đã có nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu, các chuyên gia có ý nghĩa quan trọng, chỉ ra được những thực trạng của vấn đề về ChatGPT với nhà báo, nghề báo; những cơ hội cũng như thách thức mà ChatGPT đem lại.

Ban Biên tập Báo Tuyên Quang với các diễn giả tại Hội thảo.

Người làm báo trên địa bàn tỉnh quan tâm theo dõi các chuyên gia trao đổi tại Hội thảo.

Phóng viên Báo Tuyên Quang đang dùng thử, trải nghiệm về ChatGPT.

Hầu hết các ý kiến đều cho rằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong báo chí là một công cụ tốt. Sử dụng tính ưu việt của ChatGPT và ứng dụng Al để phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ như: Tóm tắt nội dung văn bản và tài liệu lớn, tạo câu hỏi với một chủ đề mà người dùng không quen thuộc hoặc đang tìm kiếm những góc nhìn mới, gợi ý chủ đề phù hợp hoặc xác định chiều hướng dư luận xã hội và nhu cầu công chúng, tìm kiếm câu trích dẫn từ một nhân vật nào đó…

Theo Báo Tuyên Quang

Tin cùng chuyên mục