,

Tảo hôn & hôn nhân cận huyết

Ở huyện vùng cao Lâm Bình cứ nói đến xã Xuân Lập mọi người biết ngay đây là địa bàn vùng sâu đầy khó khăn. Ông Hoàng Văn Dềnh, Chủ tịch UBND xã cho biết, xã có 509 hộ với 2.328 nhân khẩu chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sống phân bổ ở 5 thôn.

Trong đó thôn Khuổi Trang, Khuổi Củng đa phần là đồng bào Mông, thôn Lũng Giềng đồng bào Dao Đỏ, các thôn còn lại đông đồng bào Tày. Ở đây, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn vẫn tồn tại, nhất là ở những thôn có đông đồng bào Mông sinh sống. Theo thống kê của xã, trước năm 2015, mỗi năm Xuân Lập có khoảng 10 cặp vợ chồng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Ở huyện vùng cao Lâm Bình cứ nói đến xã Xuân Lập mọi người biết ngay đây là địa bàn vùng sâu đầy khó khăn. Ông Hoàng Văn Dềnh, Chủ tịch UBND xã cho biết, xã có 509 hộ với 2.328 nhân khẩu chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sống phân bổ ở 5 thôn.

Trong đó thôn Khuổi Trang, Khuổi Củng đa phần là đồng bào Mông, thôn Lũng Giềng đồng bào Dao Đỏ, các thôn còn lại đông đồng bào Tày. Ở đây, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn vẫn tồn tại, nhất là ở những thôn có đông đồng bào Mông sinh sống. Theo thống kê của xã, trước năm 2015, mỗi năm Xuân Lập có khoảng 10 cặp vợ chồng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Ông Lò Văn Ly, công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Xuân Lập khẳng định, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền xuống từng thôn bản, cho các hộ ký cam kết không vi phạm. Tình hình có giảm hơn trước những vẫn còn xảy ra tình trạng này. Cụ thể mới đây, em Hoàng Thị Loan, dân tộc Dao Đỏ, thôn Nà Co chưa đủ tuổi kết hôn nhưng lấy chồng ngoài xã Thượng Lâm. Hay cặp vợ chồng Vàng A Đại và Ma Thị Xem sinh con khi mới có 15 tuổi. Lý giải thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Khánh Toàn, Trưởng Trạm Y tế xã Xuân Lập cho rằng, sinh con trước 18 tuổi hay hôn nhân cận huyết thống sẽ gây ra nhiều hậu quả về thể chất của đứa trẻ như trẻ bị còi cọc, kém phát triển, hay gặp bệnh di truyền cùng gen.

Cán bộ Trạm Y tế xã Xuân Lập tuyên truyền tới bà con dân tộc Mông, thôn Nà Lòa

cần xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

Nhận thấy xã Xuân Lập có nhiều nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, từ năm 2015, Ban Dân tộc tỉnh đã triển khai Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025” do Chính phủ đề ra. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số. Chị Chẩu Thị Dung, cán bộ y tế thôn Nà Lòa được tham gia thực hiện đề án cho rằng, đề án đã đi đúng vào hai vấn đề, là nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân và bồi dưỡng cán bộ cơ sở. Giai đoạn triển khai đề án từ 2015 - 2020, Ban Dân tộc tỉnh đánh giá đề án được triển khai có hiệu quả, thiết thực. Cụ thể số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn xảy ra nhưng giảm hẳn. Giai đoạn 2020 - 2025 phấn đấu căn bản đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở xã Xuân Lập.

Việc tuyên truyền cho nhân dân về hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống có nhiều kênh, nhưng có một kênh quan trọng từ nhà trường. Ông Phạm Hồng Quang, Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Xuân Lập chia sẻ, thông qua các buổi học chính khóa và ngoại khóa, nhà trường đã nâng cao nhận thức cho các em về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Muốn xóa đói giảm nghèo, xây dựng thể chất, tinh thần con người toàn diện trong thời đại mới thì các em phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Nhận xét về vấn đề này, ông Triệu Văn Liều, Trưởng thôn Khuổi Củng nói: “Chúng tôi thấy chuyển biến khó rõ nét trong nhận thức và hành vi của người dân về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống khi đề án được thực hiện. Ở Khuổi Củng chủ yếu là đồng bào Mông nên có nhiều anh em họ hàng gần. Việc thanh niên trong thôn lấy nhau dễ bị cận huyết thống, sinh ra nhiều bệnh tật, vi phạm pháp luật. Giờ qua tuyên truyền người Mông Khuổi Củng có thể đi đến địa phương khác tìm hiểu lấy vợ, lấy chồng. Hay việc mạnh dạn lấy dân tộc khác trên địa bàn cũng tốt”. Bản thân Trưởng thôn Triệu Văn Liều, người Dao lấy vợ người Mông cùng thôn, song gia đình vẫn đầm ấm, hạnh phúc. Sự tôn trọng khác biệt văn hóa, càng làm cho bản sắc thêm phong phú, đa dạng, có nét riêng của vùng cao.

Theo Báo Tuyên Quang

Tin cùng chuyên mục