Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Nhiều kết quả tích cực trong triển khai Đề án 06
Về hoàn thiện thể thế
Năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 97 Quyết định công bố Danh mục TTHC và quy trình nội bộ, liên thông trong giải quyết TTHC, cụ thể: Công bố 685 danh mục TTHC (61 TTHC quy định mới; 521 TTHC sửa đổi, bổ sung, thay thế; 103 TTHC bãi bỏ) và 531 quy trình nội bộ, liên thông trong giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý nhà nước của 16 cơ quan, đơn vị, đồng thời công khai, đăng tải đầy đủ, kịp thời trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Cổng DVC tỉnh, Công báo điện tử tỉnh. Trong đó Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 09 quyết định đối với quy định về việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, giấy xác nhận thông tin về cư trú theo Luật Cư trú 2020, Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ và 09 Quyết định đối với 53 DVC thiết yếu.
Đối với việc rà soát, đơn giản hóa TTHC, UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện cắt giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết theo quy định đối với tất cả các TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước ở cả cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. đồng thời thực hiện rà soát, đơn giản hóa TTHC, phê duyệt phương án cắt giảm các TTHC, giấy tờ có liên quan đảm bảo đạt tỷ lệ tối thiểu 20% tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của 26 cơ quan, đơn vị.
Về thực hiện dịch vụ công trực tuyến ( DVCTT)
Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đã hoàn thiện tính năng tra cứu, sử dụng 20 trường thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC, giao dịch trên môi trường điện tử.
Năm 2023 toàn tỉnh có 1.824 DVCTT, trong đó: 1.130 DVC trực tuyến toàn trình và 694 DVC trực tuyến một phần. Đến năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 08 Quyết địnhcông bố danh mục 274 TTHC (249 TTHC cấp tỉnh, 16 TTHC cấp huyện, 09 TTHC cấp xã) 8 đủ điều kiện thực hiện DVC trực tuyến toàn trình thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của 08 Sở: Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Xây dựng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Sở Nội vụ.
Về hạ tầng công nghệ thông tin
UBND tỉnh chỉ đạo tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bưu chính viễn thông phát triển hạ tầng, tăng chất lượng dịch vụ; mạng viễn thông và internet được mở rộng về quy mô với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, vùng phục vụ phát triển rộng khắp đến các xã, phường, thị trấn;…
Toàn tỉnh 100% các xã, phường, thị trấn được triển khai hạ tầng Internet cáp quang và thông tin di động. Với 1.344 vị trí lắp đặt trạm thu phát sóng BTS, đảm bảo 100% các thôn, bản, tổ nhân dân được phủ sóng điện thoại di động, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Về Dữ liệu
Hệ thống thông tin giải quyết TTHC đã hoàn thành chức năng số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo quy định. Chức năng Kho dữ liệu công dân như: lưu trữ thông tin, dữ liệu điện tử liên quan đến giao dịch hành chính, người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần.Tính năng Trợ lý ảo iSee hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, cán bộ tham gia vào quá trình thực hiện TTHC, DVC trực tuyến. Chữ ký số công cộng cấp miễn phí được tích hợp phục vụ người dân và doanh nghiệp. Kết nối với Kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên cổng DVC quốc gia để chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa trong toàn quốc.
Các nền tảng số được triển khai hiệu quả, Nền tảng họp hội nghị truyền hình trực tuyến với 169 điểm cầu kết nối từ trung ương đến cấp xã. Việc xây dựng, cập nhật, kết nối, liên thông các nền tảng số đã duy trì kết nối 18 dịch vụ dữ liệu trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia và Nền tảng trao đổi dữ liệu quốc gia. Trong đó, hoàn thành Xây dựng “Kho dữ liệu số và hệ thống báo cáo chỉ đạo điều hành ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang”. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục hoàn thiện các CSDL, rà soát, bổ sung Danh mục CSDL dùng chung tỉnh Tuyên Quang..
Về Nguồn lực
Tỉnh đã kiện toàn Tổ công tác triển khai thực hiện Đề án 06 tỉnh Tuyên Quang với 46 thành viên. Thành lập 07 Tổ Công tác triển khai Đề án 06 cấp huyện (đạt 100%) với khoảng 91 thành viên tham gia; thành lập 138 Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp xã (đạt 100%) với khoảng 1.518 thành viên tham gia; thành lập 1.733 Tổ công tác triển khai Đề án 06 các thôn, bản, tổ dân phố (đạt 100%) với khoảng 8.665 thành viên tham gia.
Phương hướng nhiệm vụ giai đoạn tiếp theo
Trong 61 nhiệm vụ giao tại Công Văn 452/TTg-KSTT và các văn bản chỉ đạo khác có liên quan, tỉnh đã hoàn thành và được tổ chức thực hiện thường xuyên: 34 nhiệm vụ được giao thực hiện trong năm 2023; đang triển khai thực hiện 27 nhiệm vụ của năm 2024. Để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong giai đoạn tiếp theo, bảo đảm tiến độ và đạt hiệu quả, thiết thực, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:
Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ theo ngành, lĩnh vực hàng tuần, hàng tháng và công bố cụ thể kết quả, tiện ích người dân, doanh nghiệp được hưởng, lấy việc triển khai thực hiện Đề án là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Trong đó, Lực lượng Công an phát huy vai trò là cơ quan thường trực, nòng cốt trong tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án, đồng thời thực hiện nhiệm vụ đảm bảo dữ liệu dân cư "đúng, đủ, sạch, sống" một cách bền vững, lâu dài; cấp CCCD gắn chip, tài khoản ĐDĐT cho 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp, thường xuyên trao đổi giữa cơ quan thường trực với thành viên Tổ công tác Đề án các cấp; kịp thời kiến nghị, đề xuất bộ, ngành Trung ương (ngành dọc) tháo gỡ, các khó khăn, vướng mắc trong qua trình thực hiện..