,

Tin hoạt động

BAN DÂN TỘC TỈNH TUYÊN QUANG HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Trong thời gian qua Ban Dân tộc đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong đồng bào

Tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 14/2012/QH13 - Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật Phổ biến giáo dục pháp luật ra đời đã quy định và khẳng định hơn nữa quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tại Điều 8 của Luật quy định: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích của ngày này là nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân và doanh nhân.

  Việc Quốc hội lựa chọn ngày 9/11 là ngày pháp luật vì vào ngày này cách đây 72 năm, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946. Đây là một sự kiện chính trị-pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của lịch sử lập hiến của đất nước. Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có thêm 4 Hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2013), những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta

Đ/c Hoàng Thị Thắm, Phó Trưởng ban Dân tộc tại Hội nghị cung cấp thông tin, tuyên truyền PLcho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

 

Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của Ngày Pháp luật Việt Nam. Trong thời gian qua Ban Dân tộc đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm  nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong đồng bào, kết quả:

- Đã ban hành các kế hoạch, văn bản triển khai thực hiện công tác PBGDPL, gồm: Kế hoạch số 11/KH-BDT ngày 23/01/2022 về việc thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2022; Kế hoạch số 19/KH-BDT ngày 08/4/2022 thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” năm 2022; Kế hoạch số 21/KH-BDT ngày 21/4/2022 thực hiện tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số và người có uy tín trong vùng dân tộc trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 26/KH-BDT ngày 14/7/2022 về tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức năm 2022...

- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện tổ chức 06 hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho 566 đại biểu người dân tộc thiểu số

- Thực hiện biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Tổ chức cho 34 thành viên Ban Chỉ đạo, tổ tư vấn của các mô hình điểm trên địa bàn 04 xã của huyện Na Hang, Hàm Yên, Chiêm Hoá và Sơn Dương đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại tỉnh Sơn La, Hoà Bình

- Triển khai và tổ chức 06 hội nghị tập huấn, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn cho 463 người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phối hợp với Báo Dân tộc và Phát triển, Bưu điện tỉnh thực hiện cấp báo cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (báo Tuyên Quang, báo Dân tộc và Phát triển)

Cấp báo Tuyên Quang cho người có uy tín tại thôn 9 Minh Phú, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc thiểu số rất ít người bằng nhiều hình thức phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiệu quả từ các hoạt động truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước; vận động đồng bào các dân tộc xây dựng xã hội lành mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, góp phần ổn định chính trị, tạo sự đồng thuận xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi./.

 

Ma Anh Dũng

Tin cùng chuyên mục