,

VBQPPL của tỉnh

Phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

 

<div class="zalo-share-button" data-href="https://pbgdpl.tuyenquang.gov.vn/DetailView/20683/4/Phan-cap-quan-ly-nha-nuoc-ve-an-toan-thuc-pham-thuoc-pham-vi-quan-ly-cua-nganh-y-te-tren-dia-ban-tinh-Tuyen-Quang.html" &="" "="" data-oaid="579745863508352884" data-layout="3" data-color="blue" data-customize="false" style="box-sizing: border-box; border: none; overflow: hidden; float: right; width: 30px; position: relative; display: inline-block; height: 30px;">

Ngày 23/8/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND về Phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (sau đây viết tắt là Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND), theo đó Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND quy định 02 nội dung chính như sau:

1. Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.
2. Phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
(1) Sở Y tế thực hiện quản lý về an toàn thực phẩm sau:
- Đối với cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm: Các cơ sở do ngành y tế quản lý và thực phẩm dinh dưỡng y học trên địa bàn tỉnh. 
- Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Nhà hàng trong khách sạn; bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm tại khu công nghiệp, bệnh viện, trung tâm thương mại; bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm tại các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục công lập, tư thục có quy mô phục vụ từ 200 suất/lần phục vụ trở lên; các cơ sở dịch vụ ăn uống không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô phục vụ từ 200 suất/lần phục vụ trở lên; hội nghị, sự kiện, lễ hội có phục vụ ăn uống do cấp tỉnh tổ chức. 
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thực phẩm; giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm tại các sự kiện chính trị, văn hóa - xã hội do cấp tỉnh, Trung ương tổ chức trên địa bàn tỉnh. 
- Tổ chức, điều tra xác minh các vụ, ca ngộ độc thực phẩm, tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm; phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc. Phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, thực hiện giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. 
- Triển khai xây dựng mô hình điểm về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định.
- Đôn đốc các sở, ngành và các địa phương triển khai thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; là đầu mối tổng hợp báo cáo kết quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. 
(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý về an toàn thực phẩm: 
Đối với bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm tại các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục công lập, tư thục có quy mô phục vụ dưới 200 suất/lần phục vụ; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô phục vụ dưới 200 suất/lần phục vụ; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khu du lịch, hội nghị, sự kiện lễ hội từ cấp huyện trở xuống tổ chức; các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố; các bữa ăn đông người tại địa phương (đám cưới, đám hiếu, đám giỗ,...).
Lưu ý: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp trước ngày 05/9/2022 tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn ghi trên Giấy.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2022.
Chi tiết tại: http://vbpl.vn/tuyenquang/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=155541&dvid=303

Theo Trang thông tin phổ biến pháp luật tỉnh Tuyên Quang

Tin cùng chuyên mục